Nên làm Tủ Bếp bằng chất liệu gì ? Vật liệu làm Tủ Bếp thông dụng nhất

Nên làm Tủ Bếp bằng chất liệu gì ?” là một trong những câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên gặp nhất trong quá trình tư vấn khách hàng. Để bạn đọc có thể dễ dàng nắm thông tin, chúng tôi đã chia chủ đề này thành 04 mục lớn tương ứng với quá trình tư vấn khách hàng thực tế như sau:

  • Phần 1: Tổng quan về vật liệu làm Tủ Bếp – Khái quát thông tin về vật liệu một cách tổng quát.
  • Phần 2: Phân loại Tủ Bếp theo ván thô công nghiệp – Phân loại, phân tích ưu nhược điểm của các loại ván thô công nghiệp dùng cho Tủ Bếp.
  • Phần 3: Phân loại Tủ Bếp theo bề mặt hoàn thiện – Phân loại, phân tích ưu nhược điểm của các loại bề mặt hoàn thiện của Tủ Bếp.
  • Phần 4: Lưu ý khi chọn vật liệu làm Tủ Bếp – Tổng hơp chia sẻ, kinh nghiệm và lưu ý trong việc lựa chọn vật liệu làm Tủ Bếp.

1. TỔNG QUAN VỀ VẬT LIỆU LÀM TỦ BẾP

Về Vật liệu làm Tủ Bếp nói riêng hay Gỗ Công Nghiệp nói chung có thể được phân loại dựa trên 02 thành phần cấu thành:

  • Phần Ván Thô công nghiệp: được ví như xương sống của Gỗ công nghiệp, phần ván thô sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, chịu ẩm, chống nước, khả năng uốn cong và tạo hình,… của Gỗ công nghiệp. Hiện nay ngành Gỗ công nghiệp rất phát triển và chia làm nhiều chủng loại khác nhau, điển hình có thể nhắc tới như: MFC (ván dăm), MDF, HDF, Plywood, OSB, Nhựa, …
  • Phần Bề mặt hoàn thiện: đây là lớp hoàn thiện sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của vật liệu làm tủ bếp. Thông thường, đối với nội thất tủ bếp đã hoàn thiện, bạn chỉ có thể thấy lớp bề mặt hoàn thiện này và khó để nhận biết được ván thô công nghiệp đang sử dụng chủng loại nào. Hiện nay, lớp bề mặt hoàn thiện của ván công nghiệp rất đa dạng như: Melamine, Laminate, Acrylic, Veneer, Sơn PU, Sơn 2K, …

Gỗ công nghiệp dùng trong Nội thất rất đa dạng về chủng loại. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào những vật liệu làm tủ bếp được sử dụng phổ biến nhất.


Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về Gỗ Công Nghiệp dùng trong Nội thất có thể click vào đường dẫn tại đây.

2. PHÂN LOẠI THEO VÁN THÔ CÔNG NGHIỆP

Như đã trình bày trước đó, chúng tôi sẽ tập trung vào những Vật liệu làm Tủ Bếp trong thực tế. Vì đặc thù Tủ bếp ở khu vực với độ ẩm cao, điều kiện sử dụng chịu ẩm và chịu nhiệt nhiều nên thường sử dụng những ván thô có độ chống ẩm hoặc chịu nước như: MFC chống ẩm, MDF chống ẩm và Nhựa.

2.1 Tủ Bếp MFC

Tủ bếp MFC là Tủ bếp được cấu tạo từ ván thô MFC chống ẩm. Tủ Bếp được giao kèm với căn hộ chung cư thường sử dụng loại ván thô MFC này vì giá thành mềm nhất trong các loại.

Ưu điểm của Tủ Bếp MFC:

  • Giá thành rẻ.
  • Được phủ lớp bề mặt Melamine với màu sắc phong phú.
  • Độ bền cơ lý tương đối tốt.
  • Có khả năng chịu ẩm.

Nhược điểm cảu Tủ Bếp MFC:

  • Có khả năng chịu ẩm nhưng ở mức độ thấp. (Không phù hợp với khu vực có độ ẩm cao như thùng bồn rửa).
  • Độ bền, Độ cứng và độ chịu lực kém hơn các loại ván thô khác.
  • Bề mặt hoàn thiện: Thường chỉ kết hợp được với Melamine. Lưu ý, MFC không thể ép tấm Acrylic bóng gương (Bề mặt Acrylic chỉ kết hợp với ván thô MDF trở lên)

2.2 Tủ Bếp MDF

Tủ bếp MDF là Tủ bếp được cấu tạo từ ván thô MDF chống ẩm lõi xanh. Đây là loại Tủ Bếp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Có thể coi đây như một phiên bản cải tiến hơn so với MFC. Chúng ta có thể phân tích các Ưu – Nhược điểm của loại Tủ Bếp này như sau:

Ưu điểm của Tủ Bếp MDF:

  • Giá hợp lý, phù hợp với đại đa số đối tượng khách hàng.
  • Độ bên cơ lý tốt.
  • Có thể kết hợp với nhiều loại bề mặt hoàn thiện khác nhau. Tạo nên Tủ Bếp với mẫu mã cực kì đa dạng.
  • Khả năng chịu ẩm tốt.
  • Cực kì phù hợp để sử dụng cho Nội thất Tủ bếp.

Nhược điểm cảu Tủ Bếp MDF:

  • Có khả năng chịu ẩm tốt nhưng không thể chịu nước hoặc môi trường có độ ẩm cao trong thời gian dài.
  • Giá thành cao hơn Tủ Bếp MFC

2.3 Tủ Bếp Nhựa

Tủ bếp Nhựa là Tủ bếp được cấu tạo từ ván Nhựa. Với ưu điểm có thể chịu được nước, Ván Nhựa rất phù hợp để sử dụng cho Tủ Bếp. Trên thị trường hiện nay ván Nhựa có thể đươc chia làm 02 dòng chính tương ứng với nhà sản xuất: Ván Nhựa Picomat Ván nhựa WPB An Cường. Khác nhau khá nhiều về thành phần cấu tạo nhưng 02 loại ván nhựa này lại khá tương đồng về các tính chất vật lý nên có thể phân tích chung Ưu – Nhược điểm của Tủ Bếp Nhựa sử dụng ván nhựa này như sau:

Ưu điểm của Tủ Bếp Nhựa:

  • Độ bên cơ lý tốt.
  • Có thể kết hợp với nhiều loại bề mặt hoàn thiện khác nhau. Tạo nên Tủ Bếp với mẫu mã cực kì đa dạng.
  • Có khả năng chịu nước 100%. (Có thể ngâm nước trong thời gian dài mà không ảnh hưởng đến chất lượng ván)
  • Cực kì phù hợp để sử dụng cho Nội thất Tủ bếp.
  • Trọng lượng nhẹ hơn ván gỗ bình thường.

Nhược điểm cảu Tủ Bếp Nhựa:

  • Giá thành cao hơn nhiều so với các loại Tủ Bếp sử dụng ván gỗ khác.
  • Chịu nhiệt kém hơn ván Gỗ.
  • Không thể kết hợp với bề mặt hoàn thiện Melamine. (Việc gia công ép lớp hoàn thiện Melamine vào ván thô công nghiệp sẽ cần gia nhiệt ở nhiệt độ cao gây chảy nhựa ở ván nhựa nên không có sản phẩm ván nhựa Melamine).

3. PHÂN LOẠI THEO BỀ MẶT HOÀN THIỆN

Bề mặt hoàn thiện ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của Tủ Bếp. Bề mặt thường được sử dụng nhất có thể kể đến là : Melamine, Laminate, Acrylic và Sơn. Để bạn đọc có thể dễ dàng hình dung hơn, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích vào từng loại bề mặt hoàn thiện này:

3.1 Tủ Bếp Melamine

Tủ bếp Melamine là Tủ bếp sử dụng ván công nghiệp có lớp phủ bề mặt là Melamine. Melamine là nhựa tổng hợp có độ dày rất mỏng khoản 0.4-1zem được phủ lên ván thô công nghiệp (Melamine không phủ trên bề mặt ván nhựa).

Hiện nay, riêng dòng sản phẩm Melamine An Cường đã có hơn 300 màu từ màu đơn sắc, vân gỗ tự nhiên, vân vải, bê tông,…

Ưu điểm của Tủ Bếp MFC:

  • Màu sắc phong phú, bề mặt đa dạng và chân thật.
  • Bền màu theo thời gian.
  • Giá thành rẻ.
  • Khả năng chống nước, chống xước và chịu va đập của bề mặt tốt.
  • Dễ dàng lau chùi và vệ sinh.

Hình ảnh Tủ bếp Melamine

Hình ảnh Tủ bếp Melamine

#image_672536691 {
width: 100%;
}

3.2 Tủ Bếp Laminate

Tủ bếp Laminate là Tủ bếp sử dụng ván công nghiệp có lớp phủ bề mặt là Laminate. Laminate là một chất liệu nhựa tổng hợp cao cấp, có tên gọi là Formica. Tên khoa học là High-pressure Laminate (HPL). Chất liệu này giúp sản phẩm có nhiều tính năng vượt trội như chống trầy xước, chịu va đập, chịu nhiệt, chịu ăn mòn, chịu tàn thuốc, chống mối mọt và vi khuẩn, chống tĩnh điện…

Laminate có thể được coi như một vật liệu cải tiến của Melamine, Laminate thừa hưởng những ưu điểm của Melamine và cải tiến với nhiều dòng sản phẩm cực kì chân thực và độc đáo. 

Ưu điểm của Tủ Bếp Laminate:

  • Bề mặt thẩm mỹ cao, màu sắc đa dạng và chân thật.
  • Bền màu theo thời gian.
  • Dễ dàng thi công, tạo hình và lắp ghép.
  • Có thể uốn cong và tạo hình những Nội thất khó và đặc thù.
  • Chịu nhiệt, chịu va đập tốt.

Hình ảnh Tủ bếp Laminate

Hình ảnh Tủ bếp Laminate

#image_211798242 {
width: 100%;
}

3.3 Tủ Bếp Acrylic

Tủ bếp Acrylic là Tủ bếp sử dụng ván công nghiệp có lớp phủ bề mặt là Acrylic bóng gương. Acrylic tên tiếng anh là High Gloss Acylic – hay còn được gọi là Acrylic bóng gương là một sản phẩm rất được ưu thích cho phong cách Nội thất hiện đại sang trọng. 

Bề mặt Acrylic có độ nhẵn bóng và phẳng mịn cao. Đặc biệt hiện nay còn phát triển thêm dòng Acrylic không đường Line với độ hoàn thiện cực kì cao.

Ưu điểm của Tủ Bếp Acrylic:

  • Màu sắc đa dạng, phong phú, bền màu.
  • Có độ bóng gương, tạo hiệu ứng không gian rộng rãi và sang trọng.
  • Phát triển dòng Tủ Bếp Acrylic không đường line với độ hoàn thiện cực kì cao.

Hình ảnh Tủ bếp Acrylic

Hình ảnh Tủ bếp Acrylic

#image_1992550123 {
width: 100%;
}

3.4 Tủ Bếp Sơn

Tủ bếp Sơn là Tủ bếp sử dụng ván công nghiệp có lớp phủ bề mặt là lớp Sơn hoàn thiện.

Về cơ bản quá trình sơn bao gồm các công tác chuẩn bị bề mặt (chà nhám) – Bả bột hoặc lau màu – Sơn lót – Sơn hoàn thiện – Dặm màu và phun bóng.

Ưu điểm của Tủ Bếp Sơn:

  • Màu sắc cực kì đa dạng, có thể pha bất kì màu nào theo thị hiếu của Khách hàng. 
  • Độ hoàn thiện cao.
  • Có thể gia công trên những chi tiết khó.
  • Đặc biệt phù hợp với tủ bếp tân cổ điển, cổ điển.

Hình ảnh Tủ bếp Sơn

Hình ảnh Tủ bếp Sơn

#image_722559519 {
width: 100%;
}

4. MỘT SỐ LƯU Ý LỰA CHỌN VẬT LIỆU LÀM TỦ BẾP

Để trả lời cho câu hỏi “nên làm tủ bếp bằng chất liệu gì ?“, bạn cần lưu ý một số điểm sau.

Về lựa chọn ván thô công nghiệp:

  1. Lựa chọn ván thô theo điều kiện sử dụng và ý định đầu tư của bạn. Không nhất thiết phải đầu tư quá nhiều vào phần ván thô nếu như bạn không sử dụng đến những ưu điểm của chúng.
  2. Kết hợp vật liệu: Không nhất thiết phải sử dụng 01 loại ván thô công nghiệp cho Tủ bếp, bạn có thể lựa chọn cho từng khu vực riêng biệt.
  3. Phương án tối ưu cho Tủ Bếp gia đình: Sử dụng Tủ Bếp MDF chống ẩm lõi xanh, riêng khu vực bồn rửa có thể sử dụng kết hợp với ván nhựa chịu nước để tăng tính an toàn và độ bền cho Tủ Bếp.
  4. Phương án tối ưu cho Tủ Bếp ngoài trời: Vì đặc thù thường xuyên tiếp xúc với môi trường trực tiếp, phương án tối ưu là sử dụng Tủ bếp nhựa với khả năng chịu nước tuyệt đối.

Về lựa chọn bề mặt hoàn thiện:

  1. Lựa chọn Bề mặt hoàn thiện theo nhu cầu và sở thích cá nhân, không cần chạy theo thị hiếu của thị trường.
  2. Ưu tiên lựa chọn các loại bề mặt dễ lau chùi và vệ sinh.
  3. Kết hợp các loại bề mặt: Bạn có thể kết hợp nhiều vật liệu bề mặt như Melamine, Laminate, Acrylic và Sơn trong cùng một Tủ Bếp. (Đây là một xu hướng được sử dụng khá nhiều trong thời gian gần đây)
  4. Cân đối chi phí, chọn lựa vật liệu một cách hợp lý. (Bạn đọc có thể tham khảo cách tính sơ bộ chi phí nội thất tủ bếp tại đây: Báo giá Tủ Bếp)

Theo như kinh nghiệm tư vấn, thiết kế và thi công Tủ Bếp của INHO Interior, “Không có Tủ Bếp nào đẹp nhất hay bền nhất, chỉ có Tủ Bếp phù hợp nhất“. Bạn hãy tìm hiểu những thông tin về những Ưu – Nhược điểm của từng loại vật liệu từ đó đối chiều với nhu cầu, mục đích và ngân sách của mình để có thể lựa chọn một Tủ Bếp phù hợp nhất cho gia đình mình. Hy vọng những thông tin mà INHO Interior đã cung cấp sẽ có ích cho bạn trong việc lựa chọn vật liệu làm Tủ Bếp.


Ngoài ra, bạn đọc quan tâm sản phẩm Nội thất Tủ Bếp có thể tham khảo thêm thông tin theo bài viết tổng hợp bên dưới:

Nguồn bài viết: Nên làm Tủ Bếp bằng chất liệu gì ? Vật liệu làm Tủ Bếp thông dụng nhất

source https://inho.vn/nen-lam-tu-bep-bang-chat-lieu-gi/

Published by INHO Interior

Là một đơn vị chuyên Thiết kế - Thi công Nội thất gỗ công nghiệp An Cường. Sản phẩm thế mạnh của INHO Interior là Tủ bếp và nội thất cho nhà phố, căn hộ.

Leave a comment

Design a site like this with WordPress.com
Get started